Soi Cầu 366

Sửa đổi luật BHXH cần đối chiếu luật khác bongdalive

【bongdalive】'Các đại biểu vào nhà máy tìm thử, hầu như không có công nhân nào 50 tuổi'

Sửa đổi luật BHXH cần đối chiếu luật khác

Tại hội nghị này,ácđạibiểuvàonhàmáytìmthửhầunhưkhôngcócôngnhânnàotuổbongdalive bà Ngô Thị Mỹ Kha, Phó chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty TNHH Lạc Tỷ, cho rằng việc sửa đổi luật BHXH lần này cần phối hợp, đối chiếu với các quy định khác nhằm hướng tới điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng hoặc xây dựng lương đáp ứng được mức thu nhập và đảm bảo được đời sống của công nhân lao động.

Bà Kha nói: "Đa số lao động làm việc quanh năm, không có tích lũy, chỉ cần mỗi tháng lãnh đủ lương và tiền lương không bị giảm là đã mừng rồi. Khi có sự cố phát sinh như con cái ốm đau, cha mẹ ở quê bệnh, khó khăn thì họ không đủ lo nên mới suy nghĩ khoản tiền rút BHXH 1 lần. Có nhiều quỹ tín dụng cho lao động tiếp cận nhưng vay thì phải trả lãi, nếu không có tích lũy thì sao trả nợ?".

'Các đại biểu vào nhà máy tìm thử, hầu như không có công nhân nào 50 tuổi' - Ảnh 1.

Bà Ngô Thị Mỹ Kha, Phó chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty TNHH Lạc Tỷ

THU NGÂN

Theo bà Kha, việc làm cho người lao động hiện nay không đảm bảo. Từ đầu năm đến nay, doanh nghiệp khó khăn, người lao động làm lâu năm có nguy cơ mất việc. Mặc dù có thể lãnh bảo hiểm thất nghiệp tạm thời nhưng để tìm việc làm rất khó, nhất là với lao động có độ tuổi từ 45 tuổi trở lên.

"Các đại biểu đi đến những doanh nghiệp sản xuất da giày, may mặc, vào trực tiếp ở trong dây chuyền, thử tìm một người lao động có độ tuổi từ 47 - 50 tuổi làm việc, là rất khó. Nếu có, chỉ là những công nhân đang mắc bệnh hiểm nghèo hoặc điều trị bệnh không thể mất việc. Thế nên, điều quan trọng phải là ổn định việc làm cho người lao động", bà Kha nêu ý kiến.

Đề xuất chốt phương án người lao động tham gia trước ngày 1.7.2025 được rút BHXH 1 lần

Bà Ngô Thị Mỹ Kha nêu ví dụ một trường hợp lao động làm việc được 18 năm (làm việc từ năm 2005 đến nay), khi đến ngưỡng 20 năm tham gia đủ BHXH thì rất băn khoăn có nên rút BHXH 1 lần hay không và tính ra thì họ vẫn được lợi hơn.

Cụ thể, nếu bây giờ nghỉ việc, với mức thu nhập 8,5 triệu đồng/tháng, thì rút bảo hiểm thất nghiệp được 5 triệu đồng/tháng. Sau 12 tháng chờ đủ điều kiện thì được rút BHXH 1 lần khoảng 170 triệu đồng. Người lao động sẽ đem số tiền này gửi tiết kiệm. "Trong khi đó, nếu đợi đủ tuổi hưu thì căn cứ số năm đóng BHXH sẽ được hưởng mức tối đa 75%, tức khoảng gần 4,7 triệu đồng/tháng", bà Kha nêu.

Nếu năm 2025 quay lại tham gia BHXH (đóng mới) với mức lương thấp hơn hiện nay thì khi đến tuổi nghỉ hưu, người lao động vẫn được hưởng 4 triệu đồng/tháng. Dù lương hưu thấp, nhưng lúc này, họ có 170 triệu đồng tiền gửi tiết kiệm rồi. "Vậy thì, với nhiều người lao động hiện nay, chuỗi quá trình tham gia càng lâu thì càng lỗ. Người tham gia thời gian mới thì có lợi hơn", bà Kha cho biết.

'Các đại biểu vào nhà máy tìm thử, hầu như không có công nhân nào 50 tuổi' - Ảnh 2.

Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Nidec Việt Nam phát biểu tại hội nghị

THU NGÂN

Với hai quy định đề xuất BHXH 1 lần như dự thảo sửa đổi luật BHXH, bà Kha cho rằng phương án nào cũng có ưu, nhược điểm. Với phương án 1 thì sẽ khiến một số lượng lớn người lao động ồ ạt nghỉ. Điều này khiến doanh nghiệp thiếu hụt lao động, môi trường đầu tư bị hạn hẹp. Còn với phương án 2 thì khi nào cần, khó khăn người lao động vẫn rút 50%.

Đại diện của Công ty TNHH Hansae Việt Nam cũng cho biết hiện nay công nhân lo ngại quy định mới và đều muốn được rút BHXH 1 lần theo luật hiện hành. Tại một bộ phận của công ty đã có 10 công nhân làm trên 10 năm viết đơn xin nghỉ để chờ rút BHXH 1 lần.

Đa số cử tri tại hội nghị đều đồng ý phương án người tham gia trước ngày 1.7.2025 vẫn được quyền lựa chọn rút hay ở lại với hệ thống BHXH để lao động an tâm, không nghỉ việc ồ ạt gây ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Xem xét lại tiền lương làm căn cứ đóng BHXH

Đại biểu Quốc hội Trần Thị Diệu Thúy, Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP.HCM, đề nghị các đại biểu thời gian tới cho thêm ý kiến về quy định tiền lương làm căn cứ đóng BHXH. Do BHXH theo nguyên tắc đóng - hưởng, nên phải có giải pháp để đóng cao hơn, theo thu nhập hoặc hợp đồng lao động.

'Các đại biểu vào nhà máy tìm thử, hầu như không có công nhân nào 50 tuổi' - Ảnh 3.

Đại biểu Quốc hội Trần Thị Diệu Thúy, Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP.HCM, chia sẻ tại buổi tiếp xúc cử tri

THU NGÂN

Ngoài ra, bà Thúy cho rằng nên chọn phương án để người tham gia BHXH trước ngày 1.7.2025 được rút BHXH 1 lần nhằm đảm bảo quyền lợi. Song song đó, bà tin rằng việc sửa đổi luật BHXH lần này phải "đẹp lên, hấp dẫn lên" để làm sao đó người dân thấy được BHXH ưu việt, không muốn rời khỏi hệ thống. "Phải làm sao người lao động đóng BHXH là an tâm, khi về già không phải lo về y tế, chỗ ở", bà Thúy nói.

Bà Văn Thị Bạch Tuyết, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM cho biết sẽ ghi nhận hết ý kiến của cử tri gửi gắm. Đồng ý kiến với Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP.HCM, bà cho rằng điều quan trọng khác cần nghiên cứu, góp ý chính là tiền lương làm căn cứ đóng BHXH. 

Bởi hiện nay có rất nhiều trường hợp doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận, đồng thuận để tiền lương làm căn cứ đóng BHXH thấp đi để lương thực nhận nhiều hơn. 

Ngoài ra, đại diện của nhiều doanh nghiệp đề nghị cần công bằng trong cách tính lương hưu giữa khối tư nhân và nhà nước. Khối tư nhân có xuất phát điểm đóng bảo hiểm thường cao hơn nhà nước, nhưng sau thời gian nếu họ không lên được vị trí hoặc khi già sẽ bị sa thải phải làm vị trí thấp hơn, lương đóng những năm cuối có thể không nhiều nhưng tổng thể thường vẫn nhiều hơn nhà nước.

Trong khi đó, làm nhà nước chỉ cần đóng các năm cuối cao là lương hưu cao, dù tổng đóng thấp hơn khá nhiều. Điều này cũng là thiếu sự công bằng.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap